Blogroll

Khác biệt của phương pháp “bàn tay nặn bột” với bậc Tiểu học

Dạy học dựa theo sự tìm tòi và học hỏi của học sinh

Mục đích của hình thức này là học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên chứ không phải nghe và nhắc lại kiến thức như hình thức cũ. Phương pháp này giúp kích thích sự tìm tòi, học hỏi của học sinh. Khi gặp một vấn đề học sinh sẽ tìm ra được câu trả lời và sẽ hiểu và ghi nhớ vấn đề một cách sâu sắc hơn. Bệnh thành tích, đánh giá qua các hoạt động thi đua, khen thưởng sẽ được đẩy lùi thay vào đó học sinh sẽ có thói quen khám phá một vấn đề, sáng tạo vấn đề mới và sẽ hình thành các khái niệm về khoa học, tự nhiên và xã hội. Giáo viên tiểu học là người hướng dẫn các em tư duy logic, giải quyết vấn đề
sự khác biệt của phương pháp bàn tay nặn bột với bậc tiểu học
Khác biệt của phương pháp “bàn tay nặn bột” với bậc Tiểu học

Phương pháp học mới cho học sinh

Giáo viên sẽ đưa ra vấn đề về một lĩnh vực , và vấn đề đó là một vấn đề mở cho các em tự đặt ra câu hỏi về vấn đề đó . Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra học sinh vào các thí nghiệm thực tế , tổ chức cho học sinh hoạt động nghiên cứu theo nhóm. Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học có suy nghĩ rất ngây thơ và trong sáng . Sự sáng tạo  và sự ham học hỏi của học sinh trong giai đoạn này rất lớn nhưng không theo trật tự khoa học vậy nên giáo viên phải là người hướng dẫn để học sinh tự nghiên cứu vấn đề một cách đúng hướng.

Giúp học sinh Tiểu học phát triển tư duy

Học sinh Tiểu học chưa có nhiều khái niệm về các vấn đề và chính vì lẽ đó trẻ thường có tâm lý rụt rè, sợ sai, sợ những lời chê bai từ người khác, điều này sẽ khiến cho các em khống dám tìm tòi và tự giải quyết vấn đề mà chỉ muốn lặp lại những kiến thức được học. Phương pháp “bàn tay nặn bột” sẽ khuyến khích các em nói, viết , vẽ ra bất kỳ những kiến thức gì đang hình thành trong đầu, người giáo viên tiểu học sẽ không thể hiện thái độ một cách thái quá trước những ý kiến đúng và sai của học sinh. Vì những thái độ này sẽ gây áp lực lên các em học sinh còn lại trong khi tâm lý chúng còn rất yếu.

Giảm thiểu kiến thức truyền thụ, tăng cường học tập theo nhóm.

Hoạt động nhóm giúp cho học sinh tăng hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề. Đồng thời học sinh sẽ hình thành một kỹ năng rất quan trọng sau khi trưởng thành là “kỹ năng làm việc nhóm”. Khi làm việc nhóm sẽ giúp học sinh biết hạ thấp cái tôi của bản thân và biết cách cần bằng giữa ý kiến cá nhân và ý kiến tập thể. Giáo viên cũng không phải dạy học theo kiểu đọc và chép một cách khô khan lặp đi lặp lại, nhờ đó mà giáo viên tiểu học có niềm vui hơn trong việc dạy học
Khi hoạt động nhóm không nhất thiết phải phân công học sinh giỏi làm trưởng nhóm để tránh cho các em học sinh khác ỷ lại vào trưởng nhóm đồng thời những em học sinh yếu hơn khác sẽ không có tinh thần phấn đấu trong học tập

Lời kết

Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp sẽ cải thiện được nhiều vấn đề hạn chế trong ngành tiểu học. Để phương pháp này phát huy được hiệu quả ở bậc tiểu học nước ta thì ngành sư phạm tiểu học cần có những nghiên cứu và thí nghiệm để áp dụng một cách nhà trường, những người đang theo ngành sư phạm tiểu học hãy không ngừng nuôi dưỡng đam mê với ngành nghề để không ngừng mang đến những điều tốt đẹp nhất cho các em nhỏ
Khác biệt của phương pháp “bàn tay nặn bột” với bậc Tiểu học Khác biệt của phương pháp “bàn tay nặn bột” với bậc Tiểu học Reviewed by Unknown on 10:41 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.